This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Dùng Herbalife hổ trợ bệnh Tiểu đường và Gout

Dùng Herbalife hổ trợ bệnh Tiểu đường và Gout


-         Người bệnh tiểu đường phải ăn kiêng nghiêm ngặt đặc biệt là tinh bột và đường. 
-         Gout phải ăn kiêng Protein động vật (thịt, trứng, hải sản…)
    Việc ăn kiêng lâu ngày dẫn đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, biến chứng tăng (mắt, đục thủy tinh thể, suy thận, thiếu canxi…) dẫn đến sức khỏe yếu, chất lượng cuộc sống giảm, suy sụp tinh thần…

    Với 3 sản phẩm F1 + F2 + PPP sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ vi chất dinh dưỡng do đó dễ dàng hơn trong việc kiểm soát được chế độ ăn kiêng. Khi cơ thể đầy đủ dinh dưỡng sẽ khỏe, sức đề kháng tăng lên từ đó hạn chế các biến chứng.

Cách dung:

* Với những người béo: Dùng theo chương trình giảm cân.

* Với những người gầy: Dùng theo chương trình tăng cân.

   Chú ý:

+ Vẫn phải kiêng ăn. Vẫn phải uống thuốc điều đặng theo đơn của Bác sỹ.

+ Tùy điều kiện, có thể chỉ cần dùng F1 + F2.

+ Dùng thêm Trà Thảo Mộc Cô Đặc để thải độc tố. HerbalifelineXtra-Cal hổ trợ cơ khớp cho người bệnh Gout. Herbalifeline rất tốt cho người tiểu đường. F1 có vị ngọt nhẹ do có đường fructose từ rau quả và có Chỉ số đường huyết là 18-20 (Thấp – cực kỳ tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường)

Bệnh gout và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gout và nguyên nhân gây bệnh 

 


Một nguyên nhân khiến cho hàng triệu người trên thế giới bị đau nhức ở các khớp xương hay còn được gọi là bệnh gút, có thể đã được các khoa học gia phát hiện.

Tại Anh quốc, số người mắc phải bệnh gút đã tăng hàng năm và nguyên nhân được cho là vì họ ăn uống không điều độ.

Tuy nhiên, một cuộc thử nghiệm gene trên một mẫu hơn 12 ngàn người, được công bố trên tạp chí Nature Genetics, đã phát hiện rằng một gene có thể là nguyên nhân đã đưa đến sự gia tăng này.

Các nhà nghiên cứu thuộc đơn vị MRC Human Genetics Unit, tại thành phố Edinburgh, nói rằng gene này và chất protein mà gene kiểm soát, có thể một ngày nào đó là chủ để nghiên cứu để chế tạo ra thuốc mới để trị bệnh này.

Một số người có nguy cơ cao hơn hoặc thấp hơn mắc phải bệnh gút tùy theo gene mà họ thừa hưởng

Trong một cơ thể khỏe mạnh, acid uric, một chất phế thải xuất hiện trong máu, được thận lọc ra và thải khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Tuy nhiên, ở một số người, thận không làm được chức năng này một cách triệt để, và acid uric tích tụ trong máu, kết thành tinh thể ở các khớp xương và dẫn đến tình trạng viêm, gây đau nhức cho người bệnh.

Nhiều loại thực phẩm đã bị cho là làm gia tăng nguy cơ bị bệnh gút, nhất là thức ăn có hàm lượng cao đường, protein và thức uống có chứa cồn.

Nhiều ngàn người ăn uống các loại thực phẩm mà theo các bác sĩ sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh gút, nhưng trên thực tế chỉ có một số ít đã mắc bệnh này mà thôi.

Các khoa học gia tại đơn vị MRC Human Genetics đã nghiên cứu về bệnh này và khám phá ra rằng gene với ký hiệu SLC2A , có thể làm cho cơ thể khó thải chất acid uric ra khỏi máu.

Giáo sư Alan Wright, hiện đang hướng dẫn công trình nghiên cứu này, nói: "Gene này là một nhân tố then chốt trong việc chuyển tải acid uric qua các vùng khác nhau của thận".

Đồng nghiệp của ông là giáo sư Harry Campbell nói : "Một số người có nguy cơ cao hơn hoặc thấp hơn mắc phải bệnh gút tùy theo gene mà họ thừa hưởng".

"Phát hiện này sẽ giúp cho việc phát triển các phương thức tốt hơn để chẩn đoán bệnh gút".

Ngay trong lúc này, các thuốc để chữa bệnh gút còn hạn chế.

Mặc dù bệnh gút là một bệnh mà thông thường được tìm thấy trong sách vở, nhưng tại nước Anh có khoảng một triệu người được ước lượng bị mắc phải bệnh này.

Theo BBC

Các bệnh lý đi kèm với gout

Các bệnh lý đi kèm với gout

 Béo phì: Có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric máu. Tỉ lệ bệnh gout tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10 %. Béo phì làm tăng tổng hợp acid uric máu và làm giảm thải acid uric niệu, kết hợp của cả 2 nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50 % bệnh nhân gout có dư cân trên 20 % trọng lượng cơ thể. 

Tăng lipid máu:
Sự kết hợp giữa tăng TG máu và tăng acid uric máu đã được xác định chắc chắn. Có đến 80 % người  tăng TG máu có sự phối hợp của tăng acid uric máu, và khoảng 50 % - 70 % bệnh nhân gout có kèm tăng TG máu. 

Ở bệnh nhân gout, ngoài sự rối loạn của thành phần TG, người ta còn nhận thấy có sự rối loạn của HDL, một loại lipoprotein có lợi, có tính bảo vệ đối với cơ thể. 
Sự liên quan giữa gout và rối loạn lipid máu chính là một phần của hội chứng chuyển hoá bao gồm tăng BMI, béo phì vùng bụng, tăng TG, giảm HDL, tăng huyết áp, tiểu đường, tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ bị bệnh mạch vành. Tăng acid uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nhóm nguy cơ cao của bệnh tim mạch có liên quan đến sự đề kháng insulin.

Tăng huyết áp:
Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Tỉ lệ bệnh gout trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng tăng huyết áp nhưng không có sự liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25 – 50 % bệnh nhân gout có kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và tăng huyết áp hiện nay chưa được biết rõ.

 Xơ mỡ động mạch:
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ mỡ động mạch. Tuy vậy tăng acid uric máu không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch liên quan nhiều đến tình trạng béo phì hơn là liên quan đến sự tăng acid uric máu. ở bệnh nhân gout, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin, tăng TG máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch. Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên.
 
Bs  Nguyễn Thu Giang 

Nguyên nhân gây bệnh Gout

Nguyên nhân gây bệnh Gout

  

 Acid uric lắng tụ tại khớp

Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...
 
Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng. 
Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric


 Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. trường hợp này rất hiếm và rất nặng.

Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
 
Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :
 
- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
 
- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học  như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính. 
 
- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh. 
 
Vai trò của acid uric trong viêm khớp
 
Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:  
- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. 
- Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh. 
- Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng. 
Sưu tầm

Điều trị bệnh Gout

Điều trị bệnh Gout


- Chống viêm khớp trong các đợt cấp.
- Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì
- Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.
- Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.
Điều trị cơn gout cấp tính
Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng.
- Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian  ngắn  và với liều thấp. Thuốc cần tránh dùng đối với bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông.
- Colchicin : là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất. Người ta đã sử dụng chiết xuất từ loại cỏ này để điều trị gout từ 600 năm trước công nguyên. Do thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và do đó làm ngừng sự tạo thành các acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ được bình thường, bởi vì độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đứng đầu là các rối loạn dạ dày, ruột như tiêu chảy, nôn, đau bụng. Hiếm gặp hơn là các phản ứng dị ứng da, rụng tóc, các bệnh cơ. Việc dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương.
- Corticosteroid : Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng.
Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát
Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gout cấp là giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính.
- Colchicin : Được sử dụng lần đầu năm 1936 để dự phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không dự phòng được lắng đọng urat về sau hay sự phát triển các hạt tophi.
- Các thuốc hạ acid uric máu: Có nhiều loại thuốc hạ acid uric máu. Tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà người ta chia ra 3 nhóm: Nhóm ức chế tổng hợp, nhóm tăng thải và nhóm làm tiêu acid uric.
Điều trị gout mạn tính
Mục tiêu điều trị gout mạn tính là điều trị giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm  thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.
Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận.
một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,...).
Sưu tầm.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI MẮC BỆNH DẠ DÀY

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày



Khi bị đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục, dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc bệnh này:
- Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm dạ dầy phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau, nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.
- Các loại thức ăn nên dùng là: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa lại có chát kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
- Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.
- Không nên ăn là những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ, tương ớt…, các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dầy, các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu bia, ớt, tỏi, cà phê, trà…, các loại thức ăn tăng tiết axit như các loại xốt thịt, cá đậm đặc…, không nên ăn những thức ăn   thô ráp như các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, các loại thức ăn cay, là những loại thức ăn khó tiêu hóa, có thể kích thích bài tiết nhiều axit và làm hỏng niêm mạc dạ dầy, khó lành chỗ loét thậm chí càng loét thêm.
- Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh, còn những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dầy.
- Những người bệnh dạ dầy còn phải giữ một tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá.
Sau đây là một loại thực phẩm giúp bạn chống lại cơn đau dạ dày
- Gừng: Thường được sử dụng làm gia vị chữa bệnh, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách kích thích việc tiết enzyme tiêu hóa.
- Cây thì là: Thì là chứa nhiều anethole, chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Thì là cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.
- Sữa chua: Là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Cây bạc hà: Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.

THỨC ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Thức ăn kiêng kỵ cho người bệnh cao huyết áp

Trong đời sống công nghiệp hiện nay, bệnh cao huyết áp  ngày càng trở nên phổ biến. Các yếu tố liên quan đến việc gia tăng HA thường gắn liền vớI đời sống hiện đại như: thừa cân, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, thừa lượng muối và lượng chất béo trong khẩu phần ăn… Vì vậy, những người bị cao huyết áp cần kiêng kỵ các đồ ăn thức uống sau:

Không uống rượu

Uống rượu khiến cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Nếu uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch nhanh hơn và huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên tránh uống rượu.

Tránh uống trà quá đặc

Người bị huyết áp cao nên tránh uống trà đặc, nhất là hồng trà đặc vì nó có nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.

Không nên ăn thịt chó

Thịt chó có lượng đạm cao, nhiều cholesterol, ky với người cao huyết áp. Theo Đông y, thịt chó ôn thận, trợ dương, làm tăng sự âm suy dương thịnh, dẫn tới cao huyết áp.

Kiêng ăn mặn

Thức ăn mặn chứa nhiều muối. Và trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao. Do vậy, huyết áp cao nên kiêng ăn mặn.

Hạn chế thực phẩm cay và tinh

Thực phẩm cay và tinh làm cho việc đi ngoài khó khăn, dẫn đến táo bón. Người bệnh huyết áp cao lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng thêm, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não. Vì vậy, cần tránh ăn thực phẩm cay và tinh.

Không nên ăn nhiều protein động vật

Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn. Với người cao huyết áp, chế độ ăn hàng ngày nên chọn các loại tôm, cá và các loại rau quả tươi.

Kỵ thức ăn có nhiều năng lượng

Thức ăn nhiều năng lượng như đường glucô, đường mía, chocolate và các loại thức ăn nhanh… sẽ dẫn đến béo phì.
Theo thống kê, tỷ lệ người béo phì bị cao huyết áp nhiều hơn người có cân nặng bình thường. Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng.

Không nên ăn nhiều mỡ và cholesterol

Ăn nhiều thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật có thể dẫn tới máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng, làm tăng huyết áp.

Hạn chế ăn nhiều thịt gà

Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
Theo PNVN

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT CỦA NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT


Chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân bị bệnh gout


I. Những thức ăn và đồ uống không có lợi cho người bị bệnh gout 
1. Thức ăn
* Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như :
+ Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê...;
+ Phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc...;
+ Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn...
* Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :
+ Đạm động vật nói chung như: thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...; cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch...
+ Đạm thực vật: đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh..., các chế phẩm từ đậu nành như : đậu phụ, sữa dầu nành, tào phớ... nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
* Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
2. Đồ uống:
+ Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than... vì cồn làm giảm bài tiết acid uric qua thận.
+ Hạn chế đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, café, nước mát nấu từ thực vật (rau má, mía lau rễ chanh...) vì nó có cơ chế làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu, nước uống ngọt nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.
+ Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
II. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gout
1. Thức ăn có lợi 
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua...giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoá biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
Khi lên cơn đau, tạm thời chỉ dùng thức ăn trong cột các thức ăn có hàm lượng purin thấp dưới đây. Nước mắm thuộc loại có purin cao. Khi nào hết đau mới thực hiện chế độ ăn có hàm lượng purin vừa.
Phân loại thức ăn theo hàm lượng purin cao hay thấp (g/100g thực phẩm)




2. Đồ uống có lợi
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2 đến 3 lít nước mỗi ngày). Nước rất quan trọng nhằm mục đích phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận, hoặc truyền dịch nhằm đảm bảo lượng nước tiểu trong ngày đạt đến 2000ml/24 giờ.
Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận (như nước sô đa...).

III. Chế độ sinh hoạt cho người bị bệnh gút
* Trong cơn đau: tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào trong khớp. Hậu quả là khớp sưng đau nhiều hơn. Tốt nhất nằm nghỉ ngơi hoặc bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp giảm đau tốt hơn.
* Ngoài cơn đau: cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ làm khớp mau hư hơn.
+ Giảm cân, tránh béo phì.
+ Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.
+ Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
+ Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
+ Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong những yếu tố gây phát cơn gút cấp).
+ Ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên dung nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
Bệnh nhân bị gút nên dùng Hoàng Thống Phong liều 9 viên/ ngày, uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 3 viên, theo từng đợt từ 3- 6 tháng để hỗ trợ điều trị, hạ acid uric máu và dự phong tái phát cơn Gút cấp.

CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



Tiểu đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin, còn được gọi là bệnh đái tháo đường.Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Có thể điều trị bằng chế độ ăn như tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường  tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.
Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng. Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ. Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.
1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:
Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... Đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,...Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
2. Đối với chất đạm:
Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.
3. Đối với chất béo:
Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè
4. Rau, trái cây tươi:
Về rau, người bệnh có thể chọn: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp,... Nhiều bác sĩ khuyên nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2-3 bó rau).
Ở trái cây, nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Người bệnh có thể chọn các loại: đu đủ, dưa hấu, chuối già, chuối sứ, cam, quít, xoài, chôm chôm, thanh long, táo, bưởi, ổi, mận, vú sữa... Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...
5. Chất ngọt:
Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.
Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.
Ăn kiêng như thế nào?
 -Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.
Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.
Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.
Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu.
Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Thực đơn bài thuốc đơn giản:
Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.
Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho nước vào sắc uống.
Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.
Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.
Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà, rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.
Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.
Bài 7: Hải sâm 1 con, trứng gà 1 quả, tuỵ lợn 1 cái. Nấu chín, chấm xì dầu ăn, cách nhật ăn 1 thang.
Bài 8: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
Bài 9: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.
Bài 10: Đậu Hà Lan 180g, đại mạch 180g, đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Loại cháo này có thể dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.
Bài 11: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

NOURIFUSION SKIN ESSENTIALS - SẢN PHẨM DÀNH CHO DA


NouriFusion® Skin Essentials 





Bộ Sản Phẩm dành cho Da Nhờn
Những người có làn da nhờn dễ nhận thấy các nhược điểm và mụn trứng cá. Sản phẩm dành riêng cho loại da này giúp hấp thụ chất nhờn dư thừa và các tạp chất.
Điểm doanh số : 46
Mã số bộ sản phẩm : 0902VN





Bộ Sản Phẩm dành cho Da Khô
Những người có làn da khô, dễ nhận thấy có nhiều nếp nhăn. Sản phẩm dành riêng cho loại da này giúp dưỡng ẩm và cải thiện kết cấu, và độ săn chắc của da.
Điểm doanh số : 46
Mã số bộ sản phẩm : 0901VN





NouriFusion Cleanser with Vitamin A, C & E
Tác dụng chính: Nhẹ nhàng làm sạch lớp trang điểm, bụi bẩn và chất nhờn. Mang lại cho làn da sạch và tươi mát.
Hướng dẫn sử dụng: Mát xa nhẹ nhàng trên da ướt. Rửa kĩ với nước ấm. Sau đó dùng thêm tonner của Herbalife.̉
Dung tích : 200ml





NouriFusion Toner with Vitamin A, C & E
Tác dụng chính: Giúp làm sạch các cặn bã và chất nhờn còn sót lại trên da. Giúp da mềm mại hơn.
Hướng dẫn sử dụng: Sau khi rửa mặt sạch với sữa rửa mặt Herbalife, dùng bông thấm đều mặt và cổ. Sau đó dùng sữa dưỡng ẩm của Herbalife.
Dung tích : 200ml





NouriFusion Moisturizer with Vitamin A, C & E
Tác dụng chính: Dưỡng ẩm sâu, giúp da thêm mềm mại và mịn màng, cùng với sự bảo vệ với chỉ số chống nắng SPF 15.
Hướng dẫn sử dụng: Dùng vào buổi sáng, mát xa nhẹ nhàng lên da sau khi đã rửa mặt sạch và dùng toner của Herbalife
Dung tích : 50ml





NouriFusion Clarifying Mask with vitamins A,C & E
Tác dụng chính: Dễ dàng làm sạch da một cách hiệu quả. Giúp loại bỏ chất nhờn dư thừa. Làm da trở nên tươi mát.
Hướng dẫn sử dụng: Thoa nhẹ nhàng một lượng vừa phải lên da đã được rửa sạch và lau khô. Để khoảng 10-20 phút. Rửa mặt thật kĩ với nước ấm. Sau đó dùng thêm toner của Herbalife.
Trọng lượng : 125g

THÔNG TIN